Khi nào mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì hệ tiêu hóa của bé lúc này mới có thể bắt đầu thích nghi và hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Hơn nữa việc đảm bảo cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi em bé đề áp dụng như vậy không, có thể dựa vào điều gì khác ngoài mốc thời gian để cho bé ăn dặm không? Cùng Life-do.Plus tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Có phải mọi bé đều bắt đầu ăn dặm cùng một thời điểm?
Cũng giống như người lớn chúng ta, mỗi em bé có một tính cách, thể trạng khác nhau. Do đó bố mẹ không thể áp bất kì công thức hay phương pháp nào một cách dập khuôn cho bé. Việc ăn dặm cũng vậy, thực tế không phải tất cả trẻ 6 tháng tuổi đều bắt đầu ăn dặm, có bé ăn sớm hơn, có bé ăn muộn hơn tùy thuộc vào bé đã sẵn sàng hay chưa. Điều quan trọng là, bố mẹ cần phải hiểu con của mình, để nắm bắt được con sẵn sàng ăn dặm chưa.
6 dấu hiệu điển hình cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Ngoài việc dựa vào mốc thời gian, bố mẹ nên biết về các biểu hiện sẵn sàng ăn dặm của bé để cho bé ăn dặm vào thời điểm phù hợp với thể trạng của bé. Dưới đây là 6 dấu hiệu điển hình cho thấy bé đã sẵn sàng:
- Xung quanh thời điểm 6m: Khi ở gần mốc thời gian con tròn 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể nghĩ đến việc cho con ăn dặm bằng cách quan sát thêm một số các biểu hiện khác.
- Cổ cứng, tự quay qua quay lại: Để bé có thể bắt đầu ăn dặm, bắt buộc cổ của bé phải cứng. Bé dễ dàng quay về phía có âm thanh, tiếng gọi bé…
- Ngồi được khi có sự hỗ trợ: Thời điểm này nếu bé đã biết ngồi thì đây chính là lúc bé có thể ăn dặm vì ngồi là tư thế đúng để bé có thể ăn dặm an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bé chưa thể tự ngồi nhưng khi có sự hỗ trợ như chèn thêm gối, đai giữ bé ngồi được thì bé vẫn có thể ăn dặm.
- Phản xạ lè lưỡi đẩy thìa giả: Các bé sơ sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi, đây là thói quen được hình thành khi bú sữa của bé. Khi mẹ thử đưa thìa vào miệng bé sẽ thấy bé đẩy lưỡi về phía chiếc thìa. Nếu phản xạ này của bé giảm hoặc không còn thì đây là 1 trong những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm.
- Cân nặng gấp đôi sơ sinh hoặc gần 6kg: Điều này đảm bảo thể chất của bé phát triển đều thì mới có thể ăn dặm.
- Bé đang khỏe mạnh, không ốm: Tất nhiên rồi, nếu mẹ cho bé ăn vào lúc ốm thì bé sẽ chẳng có hứng thú hay tinh thần với các món ăn dặm nữa. Mẹ nên cho con ăn dặm khi con đang khỏe mạnh.
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Nếu không lựa chọn thời gian phù hợp để bắt đầu phù hợp với trẻ rất dễ gây ra các tình trạng như biếng ăn, chậm lớn thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy bố mẹ hãy quan sát các biểu hiện thật kỹ để cho bé ăn dặm vào thời điểm thích hợp.
Bố mẹ đừng quên luôn có khăn ướt Life-do.Plus đồng hành cùng bé trong quá trình ăn dặm và lớn khôn, bố mẹ nhé!